Những kết quả nổi bật lĩnh vực Phát triển nông thôn năm 2021

Chủ nhật - 26/12/2021 09:58
Năm 2021, là năm đầu thực hiện các chính sách giai đoạn 2021-2025 và cũng là năm đầy thách thức, khó khăn với dịch bệnh COVID-19 và giải quyết thiệt hại, khắc phục tình hình mưa lũ, thiên tai năm 2020. Phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, đồng thời khắc phục những khó khăn, tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực phát triển nông thôn, Chi cục Phát triển nông thôn đã đạt một số kết quả nổi bật.
Ảnh: Nghiệm thu hỗ trợ máy móc, thiết bị cho HTX Dược liệu Trường Sơn
Ảnh: Nghiệm thu hỗ trợ máy móc, thiết bị cho HTX Dược liệu Trường Sơn
Trên lĩnh vực kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai phát triển các hợp tác xã có hiệu quả trên địa bàn tỉnh với các nội dung về thành lập mới, HTX hoạt động có hiệu quả, nhu cầu hỗ trợ xây dựng HTX kiểu mới, hỗ trợ thí điểm cán bộ trẻ có trình độ về làm việc tại HTX, xây dựng sản phẩm OCOP, xây dựng tiêu chí 13 trong nông thôn mới, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm… . Nổi bật là thành công của việc thí điểm đưa cán bộ về làm việc tại 5 HTX, phát triển sản phẩm OCOP tại 7 HTX, đưa sản phẩm của các HTX lên sàn thương mại điện tử trong bối cảnh dịch covid, lựa chọn các HTX tại vùng dự án tạo vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung, lựa chọn 5 HTX thí điểm xây dựng HTX kiểu mới theo Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 03/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ, nâng tỷ lệ HTX xếp loại khá trở lên từ 56% cuối năm 2020 lên 58%, giảm tỷ lệ HTX yếu kém xuống còn 2%, có 19% HTX có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho thành viên. Triển khai hỗ trợ máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho  HTX, dần hoàn thiện các tiêu chí kiểu mới; đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại tỉnh Quảng Trị phục vụ chế biến và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025; xây dựng dự thảo Kế hoạch phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2022-2025;  xử lý các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký và tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 291 hợp tác xã nông nghiệp và 01 liên hiệp HTX NN hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Có 2.668 THT, với 31.737 thành viên trong đó, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp có 235 THT(trong đó 200 THT đã có thông báo đến UBND cấp xã theo Nghị định 77/2019/NĐ- CP); có 144 trang trại đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Lĩnh vực di dời, sắp xếp lại dân cư vùng thiên tai, biên giới, hải đảo… là nhiệm vụ cấp bách; ổn định cuộc sống dân cư, đặc biệt ở những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, ngập lụt…đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đặc biệt trước ảnh hưởng thiên tai năm 2020, Chi cục đã tích cực, chủ động, kịp thời phối hợp với các Sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương thực hiện bố trí ổn định dân cư cho người dân thuộc diện khẩn cấp và thường xuyên. Mặc dù chương trình bố trí dân cư năm 2020 kết thúc nhưng ngành nông nghiệp đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục kéo dài thêm 01 năm để triển khai thực hiện đây là căn cứ quan trọng cũng nhưng cơ sở trong việc lãnh đạo, chỉ đạo di dân khẩn cấp. Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các địa phương chủ động công tác bố trí dân cư vùng thiên tai, biên giới, hải đảo, thuỷ lợi, thuỷ điện. Năm 2021, đã kịp thời sắp xếp bố trí cho 186 hộ  tại các vùng xung yếu, nguy hiểm. Đối với di dân khẩn cấp đã di dời và ổn định 64/93 hộ (19 hộ xã Húc và 45 hộ xã Hướng Sơn thuộc huyện Hướng Hoá), riêng 29 hộ xã Hướng Lập các ngành và địa phương đang hoàn thành giao mặt bằng cho các hộ thực hiện, dự kiến hoàn thành trong thời gian sớm; đối với di dân thường xuyên đã di dời và ổn định 02/93 hộ (xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị), còn 91 hộ hiện đang  đẩy nhanh tiến độ triển khai (56 hộ xã Hướng Lập do Tập đoàn Sơn Hải hỗ trợ và 35 hộ Hướng Việt do Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 phối hợp thực hiện).

z3050493816635 53991c4eaa61ee72ee681e80b1399c77
Ảnh: Các hộ dân xã Hướng Sơn làm nhà nơi ở mới
 
Lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp  quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, có cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Năm 2021, đơn vị đã hướng dẫn, triển khai kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho 18 lớp, 436 học viên. Nét nổi bạch của đào tạo nghề năm nay là tập trung vào các nghề đào tạo thích ứng với xu thế hội nhập như: công nghệ cao, hữu cơ, sinh học... và theo tín hiệu của thị trường.

z3052168042424 be517612184179a8b207742b71dc8fa1
Ảnh: Tập huấn nghề trồng nấm xã Triệu Thượng

Quản lý nhà nước hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình giảm nghèobền vững, Chi cục đã phối hợp với các đơn vị, địa phương chỉ đạo, theo dõi, giám sát các mô hình, dự án phát triển sản xuất thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Tiếp tục theo dõi, đánh giá các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh; tham mưu tổng kết chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018- 2020,  đồng thời tiếp tục tham mưu xây dựng Đề án quy định chính sách áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 thay thế Nghị quyết 03/2018/NQ- HĐND.

Công tác giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều tiếp tục được triển khai thực hiện và nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất được nhân rộng góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tại thời điểm ngày 01/01/2021, tỉnh Quảng Trị có12.505 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,03 % và 11.210 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,30%; đồng thời định hướng tham mưu chính sách giai đoạn mới là chuyển dịch từ hỗ trợ qua ủy thác vay vốn qua ngân hàng chính sách xã hội, hỗ trợ cấp bù lãi suất tiền vay để phát triển sản xuất nhằm hạn chế tư tưởng trong chờ ỷ lại sự hỗ trợ của nhà nước.

z3052200665901 9eac2fc8bf09bdebf92231d596a3d634
Ảnh: Mô hình nuôi gà hộ nghèo xã Hải An

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mở ra cơ hội phát triển sản xuất, gia tăng giá trị của nhiều loại sản phẩm của tỉnh; phát huy các lợi thế theo nhóm sản phẩm để phát triển thành sản phẩm OCOP. Qua đó, tạo ra phong trào khởi nghiệp sâu rộng ở các địa phương, đã có nhiều HTX, doanh nghiệp, chủ thể tham gia. Trong năm 2021 đã có 07 hợp tác xã tham gia chương trình; 12 công ty cổ phần; 01 doanh nghiệp tư nhân; 02 hộ gia đình. Cụ thể, đã có 45 sản phẩm đăng ký hồ sơ tham gia dự thi đánh giá. Kết quả, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của đối với 38 sản phẩm. Trong đó, có 29 sản phẩm đạt hạng 3 sao; 9 sản phẩm đạt 4 sao. Còn 07 sản phẩm sẽ bổ sung Quý I/2022, nâng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 89 sản phẩm.

z3052126367318 aa57a67e467fbcf0cb652ef823b55e73
Ảnh: Đánh giá, phân hạng sản phẩmOCOP năm 2021
 
Nét chính của sản phẩm OCOP năm 2021 là sản phẩm phong phú đến từ các vùng miền trong tỉnh (sản phẩm thực phẩm, dược liệu: 05 sản phẩm), nhiều chủ thể là HTX, THT (07 Doanh nghiệp, 07 hợp tác xã,  04 tổ hợp tác và 10 hộ kinh doanh), nhiều sản phầm tiềm năng được hội đồng đánh giá cao đạt 4 sao có thể phát triển thành sản phẩm 5 sao như cao dược liệu, cà phê, hồ tiêu, gạo hữu cơ…Ngoài ra, đơn vị đã phối hợp với các địa phương thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống của 15 làng nghề được công nhận. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại từ nguồn vốn cây con chủ lực, triển khai hỗ trợ xây dựng điểm bán sản phẩm chủ lực và OCOP cho cửa hàng Nông sản sạch Triệu Phong tại TP Đông Hà. Kết nối với Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị,  cửa hàng thực phẩm Quang Organic và một số của hàng, chuỗi bán lẻ ngoài tỉnh phân phối, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Phối hợp với Bưu điện tỉnh, Viettel post đưa sản phẩm OCOP, cũng cấp danh sách các HTX nông nghiệp có sản phẩm giới thiệu và bán trên sàn thương mại điện tử postmart.vn và voso.vn.... Đến nay đã có trên 90% sản phẩm OCOP giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế, tồn tại: Chính sách giai đoạn 2021-2025 chưa ban hành nên chưa có cơ sở pháp lý để xây dựng chính sách thực hiện; một số địa phương chưa quan tâm đến loại hình HTX nông nghiệp, tổ hợp tác, trang trại để đề xuất thụ hưởng các chính sách về gắn sản xuất và liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững và các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động nông rất lớn, nhưng kinh phí phân bổ của Chương trình và nguồn lực của tỉnh, huyện còn hạn chế; chỉ đáp ứng được 40- 45% nhu cầu của người dân nông thôn; thiên tai ngày càng diễn biến khó lường, việc chủ động sắp xếp bố trí di dời nhà ở của người dân đến nơi ở mới gặp rất nhiều khó khăn, quỹ đất bố trí các điểm dân cư tập trung hạn hẹp, nguồn vốn phân bổ thấp so với nhu cầu.

Phát huy những kết quả đạt được, từng bước khắc phục những tồn tại hạn chế trong tham mưu triển khai thực hiện, năm 2022 với quyết tâm cao trong tham mưu quản lý các lĩnh vực với các nhóm giải pháp đột phá sau:

Một là, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong đổi mới triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước lĩnh vực phát triển nông thôn.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới hình thức tuyên truyền, đặc biệt cần tuyên truyền theo chiều sâu, gắn với các chủ trương chính sách của Nhà nước trên các lĩnh vực: kinh tế hợp tác và trang trại, bố trí sắp xếp dân cư, chương trình OCOP, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giảm nghèo bền vững.

Ba là, tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách, kế hoạch giai đoạn 2022-2025 làm cơ sở tổ chức thực hiện, trong đó phân công trách nhiệm cụ thể gắn với từng phòng ban, bộ phận.

Bốn là, tiếp tục thực hiện đồng bộ nội dung của các Chương trình trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, xây dựng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh; thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); thực hiện tốt chính sách hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm trên địa bản tỉnh; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phù hợp với chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các chương trình, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục với các Sở, ban ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao./.


 

Tác giả bài viết: Bích Đào - Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dang ky sp
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây