Tổng quan Chương trình OCOP

1. Chương trình OCOP 
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là Chương trình OCOP - One Commune One Product) là chương trình phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm của chương trình là phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị.
Xã: Một xã, hoặc nhiều xã, liên xã, liên huyện sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm. Xã là đơn vị cấp xã, khuyến khích thực hiện Chương trình ở cả khu vực phường, thị trấn.
2. Sản phẩm OCOP 
Sản phẩm OCOP bao gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.
2.1. Tiêu chí sản phẩm OCOP:
Các sản phẩm OCOP được ưu tiên theo 03 tiêu chí cơ bản, gồm:
- Các đặc sản địa phương (Công nghệ gốc và nguyên liệu địa phương);
- Có gia tăng giá trị;
- Không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
2.2. Phân loại sản phẩm OCOP:
Sản phẩm OCOP được chia thành 6 nhóm sau:
- Nhóm thực phẩm
- Nhóm đồ uống
- Nhóm thảo dược
- Vải và may mặc 
- Nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí 
- Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, điểm du lịch 
3. Chủ thể thực hiện OCOP 
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.
4. Xây dựng sản phẩm OCOP 
4.1. Tuân thủ 3 nguyên tắc của OCOP:
Nguyen tac

4.2. Thực hiện theo 6 bước của Chu trình OCOP:
Chu trinh
5. Tiêu chí để đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP
5.1. Nội dung bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP được chia làm 3 phần:
- Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.
- Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện sản phẩm.
- Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.
5.2. Xếp hạng sản phẩm
Tổng điểm Phần A, B, C của bộ Tiêu chí là 100 điểm và được xếp 5 hạng sao như sau:
- Hạng 5 sao (*****): 90-100 điểm: Là sản phẩm quốc gia, có thể xuất khẩu.
- Hạng 4 sao (****): 70 - 89 điểm: Là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cp lên hạng 5 sao
- Hạng 3 sao (***): 50-69 điểm: Là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.
- Hạng 2 sao (**) 30-49 điểm: Sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.
- Hạng 1 sao (*) Dưới 30 điểm: Là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.
6. Vai trò của nhà nước trong việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP
Kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
7. Lợi ích của chủ thể khi tham gia Chương trình OCOP 
- Được tư vấn lựa chọn và khai thác sản phẩm có lợi thế so sánh của cộng đồng, địa phương;
- Được nhà nước hỗ trợ cải thiện mẫu mã, nâng cấp chất lượng, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm;
- Được tư vấn củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường năng lực quản lý, vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Được nhà nước công nhận mức độ hoàn thiện theo tiêu chuẩn phân hạng sản phẩm OCOP quốc gia. Từ đó giúp bảo vệ và nâng cao uy tín chất lượng và giá trị thương hiệu sản phẩm trên thị trường;
- Được nhà nước hỗ trợ tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng liên kết tiêu thụ đến thị trường toàn tỉnh, quốc gia, quốc tế;
- Tham gia tiểu dự án phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP sau khi được nhà nước công nhận;
- Khuyến khích sáng tạo, khởi nghiệp. 
 
dang ky sp
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây