KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thứ hai - 13/11/2023 21:38
Ngày 14-11 hàng năm là ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Là ngày có ý nghĩa quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhiều thế hệ đã góp sức xây dựng và phát triển ngành; đồng thời, khuyến khích, động viên và tạo phong trào thi đua trong toàn ngành để thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế - chính trị được Đảng, Nhà nước giao.
KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Lịch sử thành lập ngành trải qua nhiều giai đoạn
- Ngày 14 /11 / 1945,  Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiền thân là Bộ Canh nông được thành lập, trên cơ sở Nha Nông-Mục-Thủy-Lâm thuộc Bộ Kinh tế quốc gia. Bộ trưởng đầu tiên là Nhà thơ Cù Huy Cận.
- Tháng 2 /1955, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ Nông lâm, thay cho Bộ Canh nông cũ.
- Đến cuối năm 1960 tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường, Tổng cục Thủy sản và Tổng cục Lâm nghiệp.
- Tháng 12 /1969, Bộ Lương thực và Thực phẩm được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra. .
 - Ngày 1/4/1971, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn việc thành lập Ủy ban Nông nghiệp Trung ương trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường và Ban quản lý hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
- Năm 1976, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương được đổi tên lại thành Bộ Nông nghiệp. Đồng thời, Bộ Hải sản cũng được thành lập trên cơ sở của Tổng cục Thủy sản và Bộ Lâm nghiệp được thành lập trên cơ sở của Tổng cục Lâm nghiệp.
- Tháng 1/1981, Bộ Lương thực và Thực phẩm giải thể, thành lập 2 Bộ mới là Bộ Lương thực và Bộ Công nghiệp Thực phẩm. Đến tháng 7 cùng năm, Bộ Thủy sản được thành lập trên cơ sở Bộ Hải sản.
- Ngày 16/2 /1987, Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 782 NQ HĐNN 7 về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cơ sở sáp nhập 3 Bộ: Nông nghiệp, Lương thực và Công nghiệp thực phẩm.
- Từ ngày 3/10-28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá 9 thông qua Nghị định về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thủy lợi.
- Ngày 31/7/2007, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Ngày 18/06/ 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 890/QĐ-TTg lấy ngày 14 tháng 11 hằng năm là “Ngày Truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.
0314112023
Ông Hồ Xuân Hòe - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Những kết quả nổi bật

Tỉnh Quảng Trị, sau 78 năm, từ một nền kinh tế thuần nông, thường xuyên đối mặt với thiên tai biến đổi khí hậu, dịch bệnh…, đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: nhiều chỉ tiêu KTXH của Ngành đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nổi  bật  nhất  là  sản lượng lương thực  có hạt ước đạt 305.901,5 tấn, so với cùng kỳ năm trước đạt 122,79%, so với kế hoạch đạt 117,6% (KH: 260.000 tấn); Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước 59.083,7 tấn, so với cùng kỳ năm trước đạt 106,49%, so với kế hoạch đạt 101% (kế hoạch: 58.500 tấn); Tổng sản lượng thủy sản đạt 34.775tấn, so với cùng kỳ năm trước đạt 96,96%, so với kế hoạch đạt: 92,68% (kế hoạch 37.500 tấn);Tỷ lệ che  phủ rừng  49,8% đạt kế hoạch  (KH:  49,7-49,8%);  Diện  tích trồng rừng tập trung 10.040ha (đạt 133,8% kế hoạch); số lượng cây lâm nghiệp trồng  phân  tán 2.980 nghìn cây (đạt 99,3%  kế hoạch);  Sản lượng  khai  thác  gỗ rừng trồng, cây phân tán là 950.000 m3 (đạt 95% kếhoạch); Trồng rừng gỗ lớn đạt 750 ha, đạt 100% kế hoạch.Toàn tỉnh có 73/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm tỷ lệ 72,3%); Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 95,92%. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
0614112023

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025


Để tiếp tục phát huy truyền thống của ngành, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị đặt ra mục tiêu phấn đầu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Thực hiện tái cơ cấu giữa các lĩnh vực và trong từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao đời sống của người dân nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an sinh - xã hội và quốc phòng - an ninh. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; từng bước hình thành chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Với các mục tiêu cụ thể:
 - Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025 từ 3 - 3,5%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt từ 2,5 - 3%;
- Ổn định sản lượng lương thực có hạt từ 25 - 26 vạn tấn/năm;
 - Bình quân hàng năm đạt trên 80% diện tích lúa chất lượng cao so với tổng diện tích gieo trồng lúa; Phấn đấu đến 2025 có trên 1.000 ha lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên có liên kết, gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị.
- Đến năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt tối thiểu 47.000 tấn; đến năm 2030 đạt tối thiểu 60.000 tấn;
- Đến năm 2025, sản lượng thủy sản đạt 40.000 tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 3.600 - 3.800 ha; đến năm 2030 sản lượng thủy sản đạt 45.000, diêṇ tích nuôi trồng thủy sản đaṭ 4.000 ha;
- Độ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 49 - 50%, đến năm 2030 duy trì mức 49%;
- Đến năm 2025, đảm bảo tưới chủ động đạt 90% diện tích đất trồng lúa 02 vụ; đến năm 2030 ổn định trên 90% diện tích trồng lúa.
- Đến 2025, có trên 60% HTX nông nghiệp đạt loại khá trở lên, có từ 20 - 30% HTX nông nghiệp có liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Đến 2030, phấn đấu có từ 70% HTX nông nghiệp đạt loại khá trở lên, có trên 40% HTX có liên kết với doanh nghiệp thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho thành viên.
 - Đến cuối năm 2025, có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 - 3 sản phẩm 5 sao, 15 - 20 sản phẩm 4 sao, có 1 - 2 sản phẩm OCOP là sản phẩm du lịch cộng đồng. Đến năm 2030, có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó nâng tổng số sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh từ 5 - 7 sản phẩm. - Phấn đấu đến năm 2025 hình thành chuỗi giá trị đối với các sản phẩm như lúa gạo, hồ tiêu, cà phê, dược liệu, bò thịt, lợn thịt...
- Đến năm 2025 đạt các mục tiêu sau: Phấn đấu có thêm 04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 80% số xã đạt 3 chuẩn nông thôn mới, trong đó có 09 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; không còn xã đạt dưới 13 tiêu chí; có ít nhất 40% số thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Phấn đấu đến năm 2030 đạt các mục tiêu sau: Phấn đấu có thêm 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 01 huyện nông thôn mới nâng cao, duy trì bền vững huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tác giả bài viết: Bích Đào - Phòng CSPTNT và BTDC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dang ky sp
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây