Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn nhiều khó khăn, thách thức

Chủ nhật - 19/11/2023 21:49
Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị gia tăng và lợi ích của các bên tham gia chuỗi giá trị, giảm thiểu rủi ro thị trường, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.
Vùng nguyên liệu cà gai leo đạt chuẩn GACP của Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân
Vùng nguyên liệu cà gai leo đạt chuẩn GACP của Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp; hợp tác xã và người nông dân đang phát huy hiệu quả tích cực. Việc liên kết đã tạo ra phong trào sản xuất hàng hóa sâu rộng trong cộng đồng, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất cho đội ngũ ban quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, làm nền tảng đổi mới phương thức tổ chức sản xuất trong giai đoạn mới, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững. Đây là những mô hình hợp tác, liên kết thực hiện trên địa bàn thời gian qua và được hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh như Lúa hữu cơ, dược liệu, cà phê, hồ tiêu, chanh leo...Một số mô hình liên kết sản xuất gắn tiêu thụ có hiệu quả điển hình như:
Liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao liên kết giữa các doanh nghiệp (Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị, Hợp tác xã Nông sản sạch Triệu Phong, Công ty Vita Mart Đà Nẵng, Công ty Cổ phần nông sản hữu cơ Quảng Trị) với các các hợp tác xã và các nhóm hộ sản xuất lúa hữu cơ trên địa bàn các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, Cam Lộ. Quy mô liên kết: diện tích 558 ha/năm (trong đó có 243 ha có chứng nhận hữu cơ, diện tích còn lại canh tác tự nhiên). Sản phẩm chính là Gạo hữu cơ, gạo canh tác tự nhiên. Trong đó sản phẩm gạo canh tác tự nhiên Triệu Phong được chứng nhận chất lượng hữu cơ Việt Nam và được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận sản phẩm Gạo hữu cơ đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh. Lúa hữu cơ Sepon đạt chứng nhận hữu cơ Việt Nam, Lúa canh tác tự nhiên đạt giải nhất về quy trình sản xuất sạch và đã được cấp chứng nhận hữu cơ Việt Nam...) đã gây dựng được lòng tin đối với người tiêu dùng trong nước và các thị trường tiềm năng quốc tế (như: hệ thống siêu thị 7Eleven, US Mart, Queensland, Farmers Market, Co-op-Mart, 8S… và đã được một số thị trường Quốc tế quan tâm.
Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm dược liệu Hợp tác xã Dược liệu Trường Sơn; Công ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân liên kết với các HTX trên địa bàn (Thủy Đông, Hiếu Bắc) phát triển vùng nguyên liệu về dược liệu. Nhiều sản phẩm về dược liệu đã được hình thành từ các mô hình liên kết này, trong đó có nhiều sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP (10 sản phẩm của Công ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân và đã 03 sản phẩm của Hợp tác xã Dược liệu Trường Sơn)
Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê Arabica giữa Hợp tác xã Nông sản Khe Sanh (sản xuất và liên kết đầu vào với 07 tổ nhóm gồm hơn 100 hộ dân) và các doanh nghiệp như Công ty CP Phát triển công nghệ xanh toàn cầu (Hà Nội), Công ty SX và TM Cát Quế (Hà Nội), Công ty Slow Coffee (Lào). Sản phẩm chính là Cà phê nhân, cà phê thóc, cà phê rang-xay, trong đó có 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh.
Ngoài ra, còn nhiều mô hình liên kết có hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ chanh leo, hồ tiêu, gỗ rừng trồng FSC… Tuy nhiên, việc liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức:
- Nhận thức của nông dân về liên doanh, liên kết hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp chưa cao. Nông dân chưa thấy được lợi ích lâu dài của việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; doanh nghiệp chưa chú trọng vào khâu đầu tư vùng nguyên liệu để thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất bền vững.
- Sản xuất nông nghiệp trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng thường gặp nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường biến động nên các doanh nghiệp, hợp tác xã còn e ngại trong việc xây dựng dự án liên kết lâu dài với nông dân; Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong các năm vừa qua gây ra nhiều tổn thất nặng nền cho nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô sản xuất làm cho các liên kết bị đứt gãy, một số mô hình liên kết được hình thành mới sau đại dịch nhưng quy mô còn nhỏ và thời hạn hợp đồng ngắn.
- Giá cả thị trường các sản phẩm nông nghiệp thường xuyên biến động, mức độ thực hiện cam kết hợp đồng liên kết của các HTX, nông dân chưa thực sự tốt, dẫn đến một số trường hợp nông dân tự ý phá vỡ hợp đồng liên kết vì giá thành bên ngoài cao hơn dẫn đến mất lòng tin giữa nông dân và doanh nghiệp; chưa có cơ chế rõ ràng quản lý và xử lý các trường hợp vi phạm liên kết.
- Năng lực điều hành hoạt động sản xuất và thực hiện cam kết của nhiều hợp tác xã nông nghiệp đối với doanh nghiệp còn hạn chế, dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng liên kết.
- Cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất (đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi) còn hạn chế, nhất là đối với các địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa gây khó khăn trong liên kết và tiêu thụ. Chi phí vận chuyển cao ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm, khiến cho doanh nghiệp và hợp tác xã gặp nhiều trở ngại trong vấn đề hình thành các chuỗi liên kết bền vững.
Liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm là hướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp, đáp ứng nguyện vọng của người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, vì vậy để hạn chế những thách thức, khó khăn trên cần:
- Cần có sự vào cuộc của các cấp các ngành, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong vấn đề chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, người sản xuất về nông nghiệp bền vững gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng nhằm giảm thiểu các rủi ro của thị trường, tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia liên kết, sản xuất đảm bảo nhu cầu thị trường, phù hợp với quy hoạch và định hướng chung của tỉnh.
- Tập trung tìm kiếm và thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bằng cách hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận được các nội dung chính sách; hỗ trợ xây dựng, mở rộng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất đối với các đối tượng là tác nhân liên kết.
- Xác định hợp tác xã là một tác nhân quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành và phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị trên cơ sở hợp tác thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Là cầu nối dẫn dắt, quản lý vùng nguyên liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo liên kết được thực hiện bền vững và có hiệu quả. Củng cố nâng cao năng lực cho các tổ chức kinh tế tập thể, hợp nhất, sáp nhập các HTX quy mô nhỏ để hình thành những HTX quy mô toàn xã nhằm kêu gọi, xúc tiến hợp tác, liên kết đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp, đáp ứng với các yêu cầu về quản trị sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và các kiến thức về nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc….;
- Quan tâm thực hiện vấn đề tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đi đôi với việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ để thúc đẩy sản xuất và liên kết tiêu thụ. Việc ưu tiên các nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển hạ tầng liên kết, máy móc thiết bị phục vụ các hoạt động sơ chế, chế biến và hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn, chất lượng đồng bộ sẽ tạo động lực cho việc đẩy nhanh xây dựng các liên kết bền vững.
- Tăng cường tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư, giới thiệu cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và mời gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ

Tác giả bài viết: Hoa Lệ - Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT Quảng Trị

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dang ky sp
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây