Hậu kiểm sản phẩm: cần thiết để bảo vệ thương hiệu OCOP

Thứ bảy - 12/11/2022 09:47
Giai đoạn 2019-2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã công nhận 90 sản phẩm OCOP, trong đó có 18 sản phẩm 4 sao và 78 sản phẩm 3 sao. Tuy nhiên, sau khi được chứng nhận, các sản phẩm OCOP phát triển, thực hiện các tiêu chí OCOP ra sao?... Mới đây, Đoàn hậu kiểm tra, giám sát liên ngành sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đã hậu kiểm các sản phẩm OCOP; qua đó, kịp thời phát hiện, nhắc nhở, yêu cầu chủ thể khắc phục thiếu sót hỗ trợ cho các chủ thể vượt qua khó khăn để phát triển.
Đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện công tác hậu kiểm tại Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị
Đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện công tác hậu kiểm tại Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị
Theo ông Hoàng Minh Trí – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị (cơ quan chủ trì Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh), cùng với việc xem xét các tài liệu, hồ sơ sản phẩm lưu trữ, Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành sản phẩm OCOP đã kiểm tra thực tế tại các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã về tình hình hoạt động, nguồn nguyên liệu, lao động tham gia sản xuất, kinh doanh, quy mô sản xuất, doanh thu, hoạt động bảo vệ môi trường, tình hình tham gia thị trường, quảng bá sản phẩm; thực trạng quản lý chất lượng, giấy đủ điều kiện sản xuất, hồ sơ công bố theo quy định, tiêu chuẩn cơ sở, truy xuất nguồn gốc (mã số, mã vạch, tem QR-core), bảo hộ nhãn hiệu (logo), tem nhãn, bao bì, quy cách đóng gói… và các tiêu chí khác liên quan đến đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Kết quả kiểm tra 18 chủ thể được lựa chọn ngẫu nhiên với 38 sản phẩm OCOP đã được công nhận giai đoạn 2019 – 2021 cho thấy, đa số các chủ thể sản phẩm OCOP đều tuân thủ các quy định về cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm, có hồ sơ đầy đủ, duy trì được các tiêu chí đạt được theo thứ hạng sao được công nhận, nhiều chủ thể đã và đang đầu tư nâng hạng sao hoặc công nhận lại các sản phẩm gần hết thời hạn công nhận. Các chủ thể sau khi tham gia OCOP đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học và công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, cải tiến mẫu mã bao bì, hình thức sản phẩm, gia tăng giá trị và nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó đã góp phần nâng tầm giá trị của sản phẩm đặc sản địa phương, mở rộng thị trường tiêu thụ và đáp ứng yêu cầu ngày cao của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, quá trình kiểm tra cũng cho thấy, sản phẩm đã được chứng nhận OCOP vẫn còn một số thiếu sót trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Ghi nhãn chưa đúng quy định, thông tin trên nhãn chưa phù hợp với hồ sơ tự công bố, chưa in logo OCOP lên nhãn; chưa niêm yết hồ sơ tự công bố theo đúng quy định; hồ sơ sơ ghi nhật ký sản xuất kinh doanh đã có, tuy nhiên nhiều chủ thể còn ghi chép thiếu, chưa đúng quy định.
Nhiều chủ thể có sản phẩm OCOP duy trì, phát triển được hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng cũng còn một số sản phẩm OCOP không phát triển được thị trường, doanh thu thấp, chưa có các hoạt động quảng bá sản phẩm rộng rãi. Có 01 chủ thể đã dừng sản xuất do thành lập công ty ở địa điểm khác huyện và thay đổi chủ sở hữu, chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với dòng sản phẩm cùng loại ở địa điểm sản xuất mới.
Kết luận tại các buổi làm việc, Ông Hoàng Minh Trí – Chi cục trưởng chi cục Phát triển nông thôn đề nghị các chủ thể OCOP tiếp thu các ý kiến của Đoàn làm việc, khắc phục những hạn chế, sai sót còn tồn tại đặc biệt là các nội dung về ghi nhãn hàng hóa, tự công bố chất lượng, hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh… Thời gian khắc phục, báo cáo kết quả khắc phục hoàn thành trước 31/12/2022; Trường hợp không khắc phục được, Chi cục Phát triển nông thôn sẽ thông báo cho các cơ quan chức năng xử lý sai phạm, đồng thời trình UBND tỉnh thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đối với các sản phẩm không thực hiện theo quy định.  
Công tác hậu kiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì các tiêu chí OCOP, bảo vệ và khẳng định uy tín, chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP. Bên cạnh những nỗ lực của cơ quan chức năng, để sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt hiệu quả cao trong thực tế thì tinh thần tự giác, trách nhiệm của các chủ thể trong chấp hành, thực thi các quy định bảo đảm chất lượng sản phẩm OCOP là yếu tố mang tính quyết định. Các sản phẩm OCOP phải là niềm tự hào của mỗi chủ thể và của địa phương.

Tác giả bài viết: Thanh Bình - Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dang ky sp
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây