Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030

Thứ bảy - 16/07/2022 05:04
Ngày 07/7/2022, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 801/QĐ-TTg về “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030”
Làng nghề bún bánh Linh Chiểu, Triệu Sơn, Triệu Phong
Làng nghề bún bánh Linh Chiểu, Triệu Sơn, Triệu Phong
Chương trình được ban hành với mục tiêu tổng quát nhằm Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt Nam, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.
Ngoài ra, Chương trình còn đặt ra 10 mục tiêu cụ thể, trong đó có nhiều mục tiêu đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt, lồng ghép nguồn lực và hỗ trợ từ nhiều chương trình khác như: có trên 70% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả; 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Có ít nhất 30% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu; Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt khoảng 10%/năm; Thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.
Để đạt được các mục tiêu, Chương trình cũng đã đưa ra 14 giải pháp cơ bản để bảo tồn và phát triển các làng nghề bao gồm: Về quy hoạch, rà soát, sắp xếp lại các làng nghề, làng nghề truyền thống phù hợp với các quy hoạch các cấp theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy định của pháp luật liên quan, đảm bảo đủ mặt bằng phục vụ sản xuất, bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới; Xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá, xếp loại hoạt động làng nghề gắn với các mục tiêu phát triển bền vững; xây dựng và số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Việt Nam; Khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; Hỗ trợ phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả và làng nghề mới; Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ làng nghề; Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định, trong đó ưu tiên cho các sản phẩm chủ lực (mây tre lá, gốm sứ, thêu dệt...) tại các địa phương có điều kiện phù hợp; Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đầu tư nhằm phát triển vùng nguyên liệu có chứng chỉ bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế; Xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của nghề, làng nghề; Đào tạo nâng cao năng lực nghệ nhân, thợ giỏi và nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề; Chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; Xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề; Nâng cao chất lượng của các hiệp hội ngành hàng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; Rà soát, hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề; Các dự án ưu tiên để thực hiện Chương trình
Đến nay, toàn tỉnh Quảng Trị có 15 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận, tập trung vào hai nhóm là “chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản” (10 làng nghề) và “sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ” (05 làng nghề). Trong đó, có 02 làng nghề, 11 làng nghề truyền thống và 02 nghề truyền thống. Có 05 Hợp tác xã, 01 doanh nghiệp và 2.200 hộ tham gia sản xuất trong các làng nghề với 3.500 lao động. Doanh thu ước đạt năm 2022 của các làng nghề đã được công nhận đạt 108 tỷ đồng (tăng 12 tỷ đồng so với năm 2021), thu nhập bình quân ước đạt 3,4 triệu đồng/người/tháng. Tổng số lao động trong nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2022 gần 2.300 người, trong đó số lao động thường xuyên là 1.325 người. Có 4 làng nghề với 8 sản phẩm OCOP chiếm 30,7% tổng số làng nghề đã được công nhận. Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, tỉnh cần sớm ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp mà chương trình đã đề ra.

Tác giả bài viết: Hoa Lệ - Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dang ky sp
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây